Nhìn nhận Mai_Ái_Trực

Ông được biết nhiều qua các phiên chất vấn tại các kỳ họp Quốc hội với cách trả lời thẳng vào các vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm, không vòng vo, tránh né. Ông cũng là người chủ trì soạn thảo các luật, nghị định thuộc các lĩnh vực do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý để trình Quốc hội và Chính phủ ban hành, trong đó Luật Đất đai năm 2003 và các nghị định hướng dẫn đã xử lý nhiều vướng mắc về quản lý và sử dụng đất đai tồn đọng trong thời gian dài. Ông tỏ thái độ dứt khoát với những cán bộ, công chức trong lĩnh vực do ông quản lý có hành vi nhũng nhiễu dân và doanh nghiệp. Ông kêu gọi "Hãy kiện họ thay vì đút tiền cho họ" ("Ông bộ trưởng đầu tiên xúi dân đi kiện", Dân Trí 14/05/2005 đăng lại bài viết của phóng viên An Nguyên, báo Tiền phong).

Ông thường tìm cơ hội để nghe tiếng nói của người dân, là Bộ trưởng đầu tiên tổ chức kênh đối thoại giữa lãnh đạo Bộ với người dân và doanh nghiệp thông qua các buổi giao lưu trực tuyến. Ông cũng không ngại va chạm với các cơ quan có trách nhiệm ở địa phương khi tổ chức một cuộc tổng kiểm tra tình hình thi hành Luật Đất đai trong cả nước, qua đó phát hiện nhiều yếu kém về tổ chức thi hành Luật, để tồn đọng quá nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo về đất đai chưa xử lý, tình trạng "quy hoạch treo" và "dự án treo" gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống của nhân dân [4][5]

Mai Ái Trực cũng là người sống giản dị, tiết kiệm. Khi về nhận công tác tại Bộ, ông sử dụng phòng làm việc của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chinh trước đó, không hề sửa chữa, nâng cấp hay trang bị thêm bất cứ thứ gì. Ông cũng đi chiếc ô tô đã sử dụng được 5 năm do một Tổng cục phó Tổng cục Địa chính về hưu để lại. Hầu như năm nào Bộ Tài chính cũng bố trí một khoản kinh phí để mua xe mới cho ông nhưng ông bảo: "Xe còn đi được, đổi xe mới làm gì". Khi còn làm việc ở tỉnh, ông cũng sử dụng một chiếc ô tô trong 10 năm, từ khi ông làm Phó Chủ tịch, Chủ tịch UBND tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy cho đến khi ông về Trung ương.[6]

Liên quan